Nhóm sản phẩm
menu

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Chia sẻ cách vá vỏ không ruột xe máy

Trong quá trình di chuyển không ai có thể tránh khỏi việc phương tiện bị thủng lốp. Nhưng nếu biết cách để khắc phục thì vấn đề này sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách vá vỏ không ruột cho xe máy hiệu quả và nhanh nhất.

Tìm hiểu về vỏ xe không ruột

Tìm hiểu về vỏ xe không ruột

Vỏ xe không ruột là gì?

Vỏ xe không ruột hay còn gọi là lốp xe không săm là loại lốp không sử dụng mà sẽ được tráng thêm một lớp halobutyl hoặc chlorobutyl (lớp cao su giữ khí) ở phía bên trong mặt lốp để ngăn không cho không khí rò rỉ ra bên ngoài. Loại vỏ xe này có một cấu tạo khá đặc biệt với phần cao su dày, chắc chắn. Lốp xe không vỏ được gắn trực tiếp với vành của xe máy bằng kim loại và có thể giữ khí mà không cần đến ruột. Một số thương hiệu vỏ xe không ruột nổi tiếng trên thị trường hiện nay phải kể đến như: Honda, Michelin, Dunlop, Pirelli,…

Thường thì các loại vỏ xe truyền thống đều sẽ yêu cầu có một bộ săm riêng biệt. Tuy nhiên, nếu như vỏ xe và săm có độ khít không chính xác sẽ rất dễ bị hỏng. Chưa kể trong quá trình sử dụng tạo ra ma sát giữa bộ phận thành lốp và săm sẽ phát sinh nhiệt độ cao không an toàn khi sử dụng. Chính vì điều đó mà hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay đều đang sử dụng vỏ xe không ruột đặc biệt là các dòng xe tay ga như Janus, Liberty, Air Blade,…

Ưu nhược điểm khi sử dụng vỏ xe không ruột

Ưu nhược điểm khi sử dụng vỏ xe không ruột

Nhờ những ưu điểm vượt trội của mình mà ngày nay vỏ xe không ruột được nhiều hãng xe tin tưởng sử dụng, tuy nhiên vỏ xe không ruột vẫn có một vài hạn chế nhất định. 

Ưu điểm: 

  • Độ bền cao: Vỏ không ruột có thể giảm tối đa sự ma sát trong quá trình sử dụng, đồng thời nhờ có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm lốp và mâm nên chúng cũng có khả năng tản nhiệt tốt. Do đó vỏ không ruột có tuổi thọ và độ bền cao. 
  • Cho phép phương tiện di chuyển thêm một đoạn đường khi lốp bị hỏng: Vỏ không ruột có khả năng giữ khí và tản nhiệt tốt vì thế trong quá trình di chuyển nếu lốp xe bị thủng thì không khí bên trong lốp sẽ từ từ thoát ra. Điều này sẽ giúp cho phương tiện có thể di chuyển thêm một đoạn đường đáng kể để tìm kiếm địa chỉ sửa chữa tránh tình trạng dắt bộ hoặc bị mất lái do hết hơi đột ngột gây mất an toàn. 
  • Trọng lượng nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu: Vỏ không ruột thường có trọng lượng nhẹ hơn vỏ có ruột khoảng 500g nên sẽ giúp phương tiện tiêu thụ nhiên liệu ít hơn. Và cùng nhờ có trọng lượng nhẹ nên sử dụng vỏ không ruột sẽ giúp giảm áp suất lốp và giúp cho phương tiện có khả năng đảm bảo an toàn tốt hơn khi xe di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau và mang đến trải nghiệm thoải mái khi lái xe. 

Nhược điểm:

  • Giá bán của vỏ không ruột cao hơn so với vỏ có ruột truyền thống (lốp có săm giá bán khoảng 100.000 – 200.000 đồng còn lốp không săm giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng)
  • Chi phí sửa chữa vỏ không ruột khá cao khoảng 50.000 – 80.000 đồng trong khi sửa chữa vỏ có không ruột chỉ có giá từ  10.000 – 20.000 đồng

Một số cách vá vỏ xe không ruột

Một số cách vá vỏ xe không ruột

Cách vá vỏ không ruột sống

Phương pháp vá sống vỏ không ruột được hầu hết các cửa hàng sửa xe sử dụng bởi chi phí thấp và dễ thực hiện. Để thực hiện phương pháp vá sống người vá cần làm theo các bước bao gồm:

  • Bước 1: Đầu tiên phải tiến hành tháo lốp ra ngoài
  • Bước 2: Bơm căng vỏ và để vào chậu nước để xác định chính xác vị trí của vết thủng 
  • Bước 3: Sử dụng máy mài săm lốp để đánh nhám và làm sạch về mặt
  • Bước 4: Cuối cùng là bôi keo lên vị trí vết thủng và sử dụng miếng dán tốt có kích cỡ phù hợp để dán chỗ thủng lại là hoàn thành. 

Cách vá chín

Vá chín được đánh giá là phương pháp an toàn nhất bởi phương pháp này có thể đảm bảo độ bền, sự chắc chắn của miếng vá. Sau đây là quy trình vá chín:

  • Bước 1: Tháo rời lốp ra khỏi mâm xe
  • Bước 2: Sử dụng bàn ép nhiệt làm sản sinh cao để khiến miếng cao su non tan chảy
  • Bước 3: Cuối cùng lấp đầy vết thủng trên vỏ bằng một lượng vừa đủ và chắc chắn nhất. 

Cách vá dùi

Đây là cách vá vỏ không ruột rất tiện lợi đối với những ai thường xuyên phải di chuyển đường dài hay đi phượt. Bởi phương pháp này có thể vá ngay tại chỗ với bộ dụng cụ vá bao gồm: hai cây dùi, một vít khoan, một vít mắc cao su, một tuýp keo, một cây kéo và một vài sợi dây cao su non. Cách vá này thường áp dụng cho những lỗ thủng có đường kính nhỏ (dưới 6mm) hoặc nằm trên mặt đáy của lốp. Các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Đầu tiên phải rút bỏ đinh hoặc dị vật làm thủng vỏ xe
  • Bước 2: Sử dụng vít khoan khoan vào vị trí bị thủng
  • Bước 3: Cài cao su non vào vỏ xe bằng vít mắc cao su, sau đó bịt kín lỗ thủng lại bằng keo
  • Bước 4: Dùng kéo cắt đi phần cao su bị thừa

Cách vá nấm

Cách vá nấm

Vá nấm là cách vá mới và có sự kết hợp giữa cách vá trong và vá dùi. Phương pháp này sẽ thực hiện vá từ bên trong và lấp đầy vị trí thủng bằng miếng vá nấm đặc biệt. Cách vá này có thể tránh bùn đất và nước lọt vào bên trong. Các bước thực hiện cách vá nấm như sau:

  • Bước 1: Tháo lốp ra khỏi mâm xe
  • Bước 2: Rút vật thể gây thủng vỏ xe và đánh dấu vị trí bị thủng
  • Bước 3: Khoan một lỗ nhỏ sao cho lỗ thủng lõm xuống khoảng 1mm và có diện tích vừa bằng thân của miếng vá nấm
  • Bước 4: Làm sạch xung quanh vị trí lỗ thủng rồi bôi một lớp keo lên vị trí vừa vệ sinh
  • Bước 5: Đưa miếng nấm vá vào lỗ từ trong ra ngoài
  • Bước 6: Sử dụng kìm và rút mạnh chân miếng nấm vá ở phía ngoài sao cho che khít được vết thủng
  • Bước 7: Tiếp tục bôi một lớp keo xung quanh phần để tăng độ dính cho miếng nấm vá
  • Bước 8: Dùng kéo cắt phần thừa bên ngoài sao cho bên ngoài mặt lốp được bằng phẳng là hoàn thành. 

Sử dụng keo tự vá

Keo tự vá được làm từ cao su non và một số chất phụ gia. Sử dụng keo tự vá là cách vá vỏ xe không ruột đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, cách vá này chỉ nên sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Bởi keo tự vá sẽ khiến lốp dễ bị mủn, bị ăn mòn nếu để keo tồn tại quá lâu trong lớp. Vì thế để không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của vỏ xe thì người dùng cần phải mang xe đến xưởng bảo dưỡng trong thời gian sớm nhất để thay vỏ xe.

Hướng dẫn bảo quản xe để tránh tình trạng bị thủng vỏ xe không ruột

Để tránh trình trạng xe bị thủng vỏ gây mất an toàn mỗi khi di chuyển, bạn nên thực hiện một số việc làm sau:

  • Mỗi tháng một lần bơm lốp xe định kỳ để đảm bảo đủ áp suất
  • Sau 8-12 tháng phải kiểm tra tình trạng của vỏ xe dù vỏ chưa bị thủng
  • Nên thay vỏ xe mới nếu thấy van hoa chỉ còn độ dày khoảng 1-3mm
  • Ấn vỏ xe liên tục từ 5-10 lần để kiểm tra độ đàn hồi của vỏ và thay thế nếu độ đàn hồi không còn tốt

Bài viết trên đây là những cách vá vỏ không ruột được sử dụng nhiều nhất mà cửa hàng phụ tùng Kim Thành muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn biết cách vá vỏ xe nhanh chóng và hiệu quả cũng như biết cách bảo quản vỏ xe được tốt nhất. 

error: Cảm ơn bạn đã vào website Kim Thành.