Nhóm sản phẩm
menu

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Phanh đĩa xe máy là gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng đĩa phanh xe máy

Phanh (thắng) đĩa hiện nay đang được sử dụng rộng rãi cho các dòng xe được sản xuất sau này. Không chỉ là một bộ phận không thể thiếu cho xe máy mà phanh đĩa xe máy còn là món đồ chơi làm đẹp cho chiếc xe của bạn. Cùng cửa hàng phụ tùng xe máy chính hãng Kim Thành tìm hiểu thêm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh đĩa và những vấn đề thường gặp để có thể xử lý khi xảy ra sự cố qua bài viết sau đây.

Phanh đĩa xe máy là gì? Hoạt động ra sao?

Phanh đĩa xe máy là gì? Hoạt động ra sao?

Tìm hiểu đĩa phanh xe máy là gì và cách hoạt động

Phanh đĩa là một thiết bị cơ học gồm có các thành phần như là đĩa phanh, má phanh, piston, tay phanh, dùng để giảm tốc độ của xe. Còn biết đến với tên gọi là thắng, hãm hay bộ giảm tốc. Phanh đĩa hoạt động dựa trên lực ép từ hệ thống thủy lực làm cho má phanh ép chặt vào đĩa phanh, lực ma sát giữa hai bộ phận sẽ làm cho xe chậm lại.

Ưu điểm của phanh đĩa xe máy

Ưu điểm của phanh đĩa xe máy

Ưu điểm của đĩa phanh xe gắn máy

Khả năng giảm tốc của phanh đĩa luôn được đánh giá cao hơn các loại phanh khác bởi vì:

  • Cấu tạo gọn nhẹ, đơn giản, trọng lượng thấp nên việc kiểm tra và bảo dưỡng cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
  • Khả năng tỏa nhiệt và thoát nước của hệ thống phanh đĩa rất tốt vì tất cả các bộ phận đều được phơi ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với không khí.
  • Phanh được thiết kế có khả năng tự điều chỉnh khoảng cách giữa má phanh và đĩa phanh, mang lại sự tiện lợi mà vẫn cho được độ chính xác khi phanh xe.

Cấu tạo phanh đĩa xe máy

Cấu tạo phanh đĩa xe máy

Cấu tạo phanh đĩa trên xe máy có nhiều bộ phận

Đĩa phanh

Đĩa phanh là bộ phận được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe. Đĩa phanh không hề bằng phẳng mà được đục lỗ hoặc xẻ rãnh với mục đích để tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống. Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, những kim loại có độ bền cao như thép carbon. Nếu nhiệt độ lên quá cao vì năng lượng phanh gia tăng có thể đĩa phanh sẽ bị nóng đỏ, chất liệu ma sát trên má phan có thể bị thăng hoa (chuyển từ trạng thái rắn sang khí), làm giảm hiệu năng phanh của hệ thống. Để khắc phục điều này, đĩa phanh làm từ hợp chất gốm-carbon đã ra đời với khả năng chịu nhiệt gấp đôi so với kiểu chất liệu thép carbon.

Má phanh

Má phanh đĩa hay còn gọi là bố thắng đĩa, là một bộ phận có hình khối hộp thống nhất được chế tạo từ các vật liệu chịu nhiệt như hợp kim, kevlar, gốm; là bộ phận giúp bạn có thể giảm tốc độ của xe khi đang chạy. Đây là một trong những bộ phần hao mòn nhanh nhất trên xe máy vì phải chịu lực ma sát, chịu mài mòn và nhiệt độ cao. Chính vì vậy giá thay má phanh xe máy khá rẻ, bạn nên lưu ý kiểm tra và thay định kì để giúp xe hoạt động tốt nhất.

Piston

Bộ phận piston (dầu) trong hệ thống phanh đĩa được sử dụng để tạo áp lực đẩy cho má phanh tỳ vào mặt đĩa phanh để tạo lực ma sát, trực tiếp làm giảm tốc độ xe máy.

Kẹp phanh piston đôi

Kẹp phanh được thiết kế cố định, bao gồm thân kim loại và được đặt đối xứng ở cả hai mặt của đĩa phanh. Khi người lái xe bóp phanh, piston của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh, kẹp chặt rô-tơ phanh để điều chỉnh tốc độ.

Phanh chu vi

Phanh chu vi hay còn gọi là phanh vành là một loại phanh được gắn trên vành xe với mục đích làm giảm trọng lượng trong hệ thống. Để dừng xe, người lái sẽ tác động tay phanh, cáp phanh sẽ kéo các má phanh ép vào bề mặt phẳng của vành xe tạo ma sát.

Phanh đĩa xe máy giá bao nhiêu?

Phanh đĩa xe máy giá bao nhiêu?

Giá bán đĩa phanh xe máy

Hiện nay trên thị trường, phanh đĩa xe máy có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào mẫu mã, chất liệu, cũng như nhà sản xuất. Thông thường giá bộ phanh đĩa xe máy sẽ dao động trong khoảng 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ tùy thuộc vào mức giá của các chi tiết trong bộ phanh.

Bộ phận Giá tiền
Má phanh 50.000 VNĐ – 220.000 VNĐ
Đĩa phanh 150.000 VNĐ – 330.000 VNĐ
Piston phanh 30.000 VNĐ – 300.000 VNĐ

Những đĩa phanh có giá trị thẩm mĩ cao, được xử lý đặc biệt dành riêng cho các tay chơi có mức giá tương đối cao, dao động khoảng từ 1.500.000 VNĐ đến 2.700.000 VNĐ

Cửa hàng Kim Thành là địa điểm chuyên cung cấp các loại phụ tùng xe máy Honda, Yamaha,… với giá tốt và ưu đãi phù hợp cho các đại lý sỉ lẻ được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng trong suốt những năm vừa qua.

Nên sử dụng phanh đĩa hay phanh cơ cho xe máy

Nên sử dụng phanh đĩa hay phanh cơ cho xe máy

Phanh đĩa và phanh cơ xe máy

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về phanh đĩa và phanh cơ từ đó bạn sẽ biết được nên chọn phanh đĩa hay phanh cơ tốt nhất.

Phanh đĩa Phanh cơ
Đặc điểm Phần quay là một đĩa vật liệu bền gắn với bánh xe. phần chứa má phanh là kẹp phanh. kẹp phanh cũng chứa các piston phanh để khi đạp phanh, thông qua cơ cấu dẫn động là dầu phanh, các piston này sẽ đẩy má phanh tỳ sát vào đĩa phanh để làm giảm tốc độ của xe. Hay còn gọi là phanh tang trống, tất cả các bộ phận được chứa bên trong tang trống gắn với bánh xe. Phần quay là tang trống ở bên ngoài, phần đứng yên là cơ cấu xilanh thủy lực, lò xo và má phanh. Khi đạp phanh, thông qua các cơ cấu dẫn động, xilanh thủy lực sẽ đẩy hai phần má phanh bung ra ngoài và ép sát vào mặt trong của tang trống để tạo ma sát và làm giảm tốc độ của xe.
Ưu điểm
  • Cấu tạo đơn giản, trọng lượng thấp, dễ sử dụng.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng dễ dàng hơn các loại phanh khác.
  • Khả năng tản nhiệt tốt và thoát nước tốt nhờ có cấu tạo mở, có nhiều rãnh thông thoáng.
  • Có diện tích tiếp xúc rộng nên khả năng phanh tốt
  • Chi phí lắp đặt, sửa chữa thấp hơn so với phanh đĩa.
  • Khó hỏng hơn vì có thiết kế bao kín, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • Khi xe xuống dốc sẽ an toàn hơn vì ma sát giữa má phanh và mặt trong của may-ơ khá tốt.
Nhược điểm
  • Phải thường xuyên bảo dưỡng vì má phanh bị mòn tùy thuộc vào sự tác động của điều kiện thời tiết, bụi bẩn,… gây ảnh hưởng đến khả năng phanh.
  • Chi phí lắp đặt cũng như thay thế và bảo dưỡng cao hơn so với phanh cơ.
  • Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa.
  • Khả năng làm mát kém hơn phanh đĩa vì có thiết kế bao kín. Sử dụng thời gian dài sẽ làm giảm khả năng phanh.
  • Trọng lượng lớn hơn phanh đĩa.
Giá dao động 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ 500.000 VNĐ – 1.200.000 VNĐ

Cách sử dụng phanh đĩa đúng cách và an toàn

Cách sử dụng phanh đĩa đúng cách và an toàn

Lưu ý sử dụng phanh đĩa xe gắn máy đúng cách

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng phanh đĩa trên xe máy an toàn và đúng cách khi lưu thông trên đường:

  • Bóp phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị ngã xe do quán tính.
  • Trong quá trình di chuyển, người lái xe không nên bóp phanh suốt quãng đường dài, điều này khiến hệ thống phanh bị gia nhiệt, nhiệt độ tăng cao dễ gây ra hỏng hóc bộ phận hoặc không nên bóp phanh một cách đột ngột, sẽ gây những tình huống nguy hiểm bất ngờ cho người lái xe.
  • Khi đi dưới trời mưa, mặt đường dễ trơn trượt, người lái xe nên hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước mà hãy đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau để hạn chế bị trượt bánh. Điều đó không những giúp người lái đi xe một cách an toàn mà còn tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh.
  • Má phanh và dầu phanh là 2 phụ tùng nằm trong top phụ tùng xe cần bảo dưỡng định kì bởi đây là những phụ tùng khá quan trọng cho xe máy.

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng phanh đĩa

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng phanh đĩa

Những dấu hiệu và cách khắc phục khi sử dụng phanh đĩa xe gắn máy

Phanh đĩa xe máy bị bó

  • Nguyên nhân: Do sử dụng trong thời gian dài khiến piston bị rỗ hoặc do phớt chắn bụi xảy ra tình trạng giãn nở khiến phanh bị kẹt. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người lái bóp
  • Cách xử lý: Khi nhận thấy hiện tượng phanh đĩa xe máy bị bó, người lái có thể tiến hành làm sạch bộ phận phớt chắn bụi. Nếu thời gian sử dụng phanh đĩa đã quá dài, chủ phương tiện nên thay mới hệ thống piston, lò xo hồi vị hoặc thay thế má phanh chất lượng hơn.

Phanh kẹp vào đĩa phanh

  • Nguyên nhân: Tình trạng phanh bị kẹp vào đĩa phanh là do hết dầu phanh hoặc dầu phanh đang sử dụng đã quá hạn làm cho piston mất tác dụng và không đẩy vào được.
  • Cách xử lý: Chủ phương tiện cần thay mới dầu phanh để xử lý tình trạng trên. Đồng thời, chủ xe cần thay hết dầu phanh cũ ra khỏi khay chứa dầu trước khi đổ dầu mới để tránh dầu mới và dầu cũ trộn vào nhau khiến hệ thống phanh đĩa không hoạt động hiệu quả.

Phanh đĩa có tiếng kêu to khi bóp

  • Nguyên nhân: Khi má phanh bị mòn, phần khung của má phanh va chạm với đĩa phanh và gây ra tiếng kêu to hơn bình thường khi bóp phanh, một số trường hợp sẽ có tiếng loẹt xoẹt, gây hoang mang cho người lái xe.
  • Cách xử lý: Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là chủ xe cần thay bộ má phanh mới. Vừa hạn chế tiếng ồn vừa tăng độ bám của xe với mặt đường trong quá trình di chuyển.

Phanh đĩa xe máy bị kêu

  • Nguyên nhân: Ngoài việc má phanh bị mòn gây nhiều tiếng kêu lạ khi bóp phanh, những vật cứng bị kẹt trong may-ơ như cát, bụi,… hoặc đĩa phanh bị cong vênh do va đập cũng là nguyên nhân khiến phanh đĩa có tiếng kêu.
  • Cách xử lý: Nếu đơn giản là bị kẹt cát, bụi,… thì chủ xe có thể dùng vòi nước xịt trực tiếp, sau đó tiến hành lau khô hoặc đặt nơi thoáng mát, hoặc có thể mang xe máy của mình đi vệ sinh định kỳ để hạn chế những vật cứng ở trong hệ thống phanh quá lâu.

Bao lâu thì nên thay phanh đĩa xe máy

Bao lâu thì nên thay phanh đĩa xe máy

Nên thay phanh đĩa xe máy định kì

Theo nhà sản xuất khuyến cáo, đĩa thắng xe máy có độ bền rất cao, trung bình từ 40.000 km – 50.000 km mới phải thay. Tất nhiên đó là ở điều kiện hoạt động xe lý tưởng.

Quãng đường ước tính trong điều kiện thực tế để người lái xe có thể bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh đĩa của xe là khoảng 8.000 km – 10.000 km. Hoặc bất cứ khi nào hệ thống phanh đĩa bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như phát ra tiếng kêu, bị kẹt,… hoặc đĩa phanh bị nứt vỡ, cong vênh sau khi chịu một lực lớn như va chạm mạnh, tai nạn,…

Nếu bạn đang có nhu cầu mua và đang tìm kiếm phanh thắng đĩa xe máy chính hãng giá tốt thì cửa hàng Kim Thành là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn chúng tôi cung cấp các loại đĩa phanh thắng xe đa dạng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp phụ tùng xe máy chính hãng chúng tôi luôn được sự tin tưởng từ khách hàng. Kim Thành cam kết cung cấp những phụ tùng xe máy chất lượng chính hãng với giá cạnh tranh trên thị trường. Hãy đến cửa hàng hoặc trực tiếp tại website để đặt hàng với mức giá ưu đãi.

Hy vọng qua bài viết này Kim Thành giúp bạn hiểu được cấu tạo, cách thức hoạt động của phanh đĩa xe máy sẽ giúp người lái đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, người lái nên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.

error: Cảm ơn bạn đã vào website Kim Thành.