Kim Thành đã có website giao diện mới, Quý Khách vui lòng chuyển sang sử dụng kimthanh.com.vn để có trải nghiệm tốt nhất
Nhóm sản phẩm
menu

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe máy là gì? Có cần thiết không?

Hệ thống kiểm soát lực kéo là một trong những ứng dụng công nghệ được sử dụng trong ngành công nghệ ô tô để giúp kiểm soát việc lái xe an toàn khi di chuyển xe. Đặc biệt là tại các địa hình khó di chuyển như nơi có bùn lầy, trơn trượt thì hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ hỗ trợ nhiều tính năng để xe vận hành êm mượt và mạnh mẽ hơn. Hệ thống này rất cần thiết cho các dòng ô tô hiện đại để vận hành an toàn, trơn tru nhất. Với bài viết sau đây, Kim Thành sẽ tổng hợp các thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo. Hãy cùng tham khảo nhé!

Hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe máy là hệ thống gì?

Hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe máy

Hệ thống kiểm soát lực kéo tên tiếng là Anh Honda Selectable Traction Control còn được biết tắt là HSTC. Đây là hệ thống hỗ trợ an toàn của Honda. Công nghệ HSTC kiểm soát lực kéo giúp kiểm soát độ bám của bánh xe khi tăng tốc. Chúng sẽ giúp bánh xe ngăn được tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột. Đặc biệt là trong điều kiện xe tăng tốc khi đường có hiệu ứng trơn trượt, bùn lầy.

Hiện nay, hệ thống Honda SelectableTraction Control (HSTC) đã trở nên phổ biến và được trang bị cho hầu hết cho các dòng xe mới. Điển hình là dòng xe 150cc Honda SH 2020.

Hệ thống kiểm soát lực kéo HSTC có thiết kế khá đơn giản với cảm biến tốc độ và dây cáp để kết nối tự động với ECU. Người lái xe sẽ tiến hành điều khiển bằng cách nút ấn HSTC được thiết kế trên xe. Tùy vào mỗi xe để chúng có các ký hiệu như TC/TCL/ESC. Người lái hoàn toàn có thể tự điều khiển để vô hiệu hóa tính năng này nếu không muốn sử dụng trong một số trường hợp.

Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo

Cấu tạo của hệ thống HSTC

Cấu tạo cụ thể của hệ thống kiểm soát lực kéo HSTC bao gồm các bộ phận như sau:

  • Bộ cảm biến tốc độ bánh xe: Bộ phận này dùng để theo dõi tốc độ của bánh xe. Khi bánh xe quay với tốc độ lớn hơn cho phép, bộ cảm biến sẽ gửi thông tin về tốc độ quay và thông báo cho ECU để kích hoạt HSTC.
  • Bộ điều khiển điện tử (ECU): Đây là bộ não của hệ thống HSTC. Bộ phận này sẽ xử lý các thông tin để ra quyết định can thiệp lực kéo giúp bánh xe không bị trượt. ECU với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống cân bằng điện tử (ESC) để điều phối giúp xe hoạt động tốt hơn.
  • Van điều khiển phanh: Bộ phận này dùng để điều chỉnh áp suất lên phanh.
  • Động cơ và hộp số: Hai bộ phận này sẽ nhận lệnh từ ECU để giảm công suất hoặc thay đổi số truyền động để tăng khả năng bám đường tốt hơn.

Hệ thống HSTC hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên các dòng xe thương mại. Xe có hệ thống HSTC sẽ giúp vượt qua các đoạn đường có địa hình khó với các chướng ngại vật như đường ướt, trơn trượt, băng tuyết,… một cách dễ dàng.

Các dòng xe thể thao hiện nay cũng ứng dụng công nghệ HSTC để kiểm soát độ bám đường tốt, tăng hiệu suất vận hành xe và giúp các tay đua có thể tăng tốc, thoát cua một cách hoàn hảo nhất.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo

Nguyên lý hoạt động của hệ thống HSTC

Hệ thống kiểm soát lực kéo (HSTC) hoạt động dựa trên nguyên lý theo dõi và kiểm soát lực kéo giữa bánh xe và mặt đường để hạn chế trượt bánh khi tăng tốc trên các hành trình. Cụ thể:

  • Hệ thống HSTC sẽ tiến hành theo dõi tốc độ quay của bánh xe thông qua cảm biến.
  • Khi xe tăng tốc quá nhanh và đánh lái đột ngột thì hệ thống này sẽ phát hiện và gửi thông số của tốc độ quay đến bộ điều khiển điện tử (ECU).
  • Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ tiến hành xử lý thông tin đã tiếp nhận và can thiệp tốc độ dựa trên tốc độ quay của bánh xe vừa nhận được.
  • Các hình thức mà HSTC có thể can thiệp từ thông tin của ECU như: Giảm công suất động cơ và tiến hành điều chỉnh phanh để khôi phục độ quay của bánh xe và khả năng bám đường. Sau đó kết hợp giảm công suất động cơ và điều chỉnh phanh để đạt mức lực kéo tốt nhất.
  • Quá trình này kết thúc, hệ thống HSTC sẽ khôi phục điều khiển để trở về định dạng lái xe ban đầu.
  • Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống cân bằng điện tử (ESC) được liên kết và sử dụng chung cảm biến với HSTC. ABS giúp xe ngăn chặn được tình trạng bó cứng khi phanh/ Hệ thống cân bằng điện tử ESC giúp kiểm soát sự ổn định của xe trong các tình huống đánh lái khẩn cấp giúp cho xe vận hành an toàn trên toàn diện.

Ưu nhược điểm của hệ thống

Cũng như các bộ phận phụ tùng Honda khác, hệ thống HSTC cũng có một số ưu nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như:

Ưu điểm

  • Hệ thống kiểm soát lực kéo hỗ trợ ngăn chặn bánh xe bị trượt. Nhờ HSTC, xe chuyển động ổn định và an toàn hơn, đặc biệt là khi tham gia trong các điều kiện thời tiết bất thường.
  • HSTC kiểm soát lực kéo hiệu quả, có cảm biến thông minh nên hỗ trợ người lái tăng hiệu suất vận hành. Việc đánh lái, bẻ cua xe trở nên thuận lợi và an toàn cũng như giảm thiểu được nhiều rủi ro trong quá trình lái xe.
  • HSTC kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống cân bằng điện tử (ESC) nên có thể kiểm soát bánh xe tốt, giúp kiểm soát tuổi thọ của lốp và giảm mức độ mài mòn, hư hỏng của lốp xe xuống mức thấp nhất.
  • Người lái xe sẽ được công nghệ HSTC hỗ trợ lái xe qua các địa hình khó một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn như các địa hình gập ghềnh, dốc, hoặc khi chở hàng nặng hệ thống HSTC sẽ kiểm soát lực kéo giúp xe hoạt động mạnh mẽ hơn và hạn chế trơn trượt, kiểm soát tay lái tốt.
Ưu điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống kiểm soát lực kéo cũng mang đến một số hạn chế như:

  • Giảm hiệu suất off-road khiến xe bị giảm khả năng vượt địa hình. Nhưng không sao, người lái có thể tắt HSTC để tận dụng lực kéo tối đa khi nhận thấy tình trạng có thể kiểm soát xe bằng khả năng của mình.
  • Chi phí lắp đặt cho hệ thống HSTC cao. Khi hệ thống kiểm soát lực kéo cần bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế cũng tốn một số tiền lớn.
  • Hệ thống HSTC hoạt động khá phức tạp nên muốn sử dụng tốt thì người lái xe cũng phải am hiểu về hệ thống này.
  • Với một số người chưa giỏi về kỹ năng lái xe, lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống HSTC thì sẽ khó di chuyển xe khi không có các hệ thống này.

Có thể nói, hệ thống HSTC là công nghệ do Honda phát triển nhằm bổ sung tính năng phanh ABS giúp người lái xe an tâm hơn. Nhất là đối với những xe phân khối lớn.

Kết luận

Hệ thống kiểm soát lực kéo mang đến rất nhiều các lợi ích như ngăn chặn trượt bánh xe và ổn định tay lái trên các đoạn đường xấu. Đặc biệt hệ thống này hoạt toàn có thể điều chỉnh tự động cũng như có thể tắt thủ công khi không cần dùng đến. Công nghệ kiểm soát lực kéo HSTC hiện đang được ứng dụng rộng trên cả các xe tay ga của Honda đời mới và xe mô tô phân khối lớn nên rất đáng tin cậy. Hệ thống này sẽ giúp bảo vệ lốp xe, tăng hiệu suất vận hành ở mức tốt nhất.

Ở trên là những thôn tin về hệ thống kiểm soát lực kéo HTSC trên xe máy gì? Và bộ phận này có cần thiết hay không? Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về hệ thống HTSC trên xe máy. Theo dõi đại lý phụ tùng xe máy Kim Thành để cập nhật thêm kiến thức về xe máy cũng như tham khảo, mua sắm các linh kiện xe Honda, phụ tùng xe Yamaha,.. nhập khẩu chính hãng, giá tốt nhé!

error: Cảm ơn bạn đã vào website Kim Thành.