Nhóm sản phẩm
menu

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe số và xe tay ga an toàn

Du lịch phượt là đam mê của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, họ luôn khao khát được khám phá, ngắm nhìn chặng đường đã từng đi qua. Chính sự tự do tự tại, được tự mình trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ thôi thúc tâm hồn xách ba lô mà đi. Xe máy luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch phượt, nhưng bạn đã biết làm cách nào để đổ đèo bằng xe số và xe tay ga an toàn hay chưa? Những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế dưới đây của Kim Thành sẽ giúp bạn vững tay lái hơn khi đổ đèo bằng xe máy.

Rủi ro thường gặp nếu chưa có kinh nghiệm khi đổ đèo bằng xe máy

Tại Việt Nam, du lịch theo tour là hành trình được thiết kế bài bản từ ăn uống, ngủ nghỉ, khám phá. Tuy nhiên sự tự do thoải mái không nơi nào bằng du lịch tự túc. Chỉ cần một chiếc xe máy là bạn đã có thể đến được mọi miền đất nước với những khám phá thú vị chưa từng có. Không bị gò bó về thời gian lại được thỏa sức chụp hình, quay phim ở những nơi mình thích. Chặng đường phượt vẫn là thử thách lớn đối với rất nhiều người, nhất là khi đổ đèo.

Nếu bạn chỉ quen với con đường thành phố trải bê tông láng mịn, bằng phẳng, bạn sẽ cảm thấy rất sợ khi đặt chân đến những đèo cao, dốc thẳng đứng hay uốn khúc quanh co. Với những ai chưa có kinh nghiệm đi đèo thì có thể gặp khá nhiều khó khăn và rủi ro. Độ dốc lớn trên các con đường núi khiến cho bạn cảm giác bị ngợp vì xe lao xuống nhanh. Hơn nữa, hướng dốc còn thay đổi liên tục nên bạn khó có thể kiểm soát được tốc độ, có thể gây tại nạn.

Rủi ro lớn nhất chính là đổ đèo bằng xe số và xe tay ga nhưng bị mất phanh khi phải phanh liên tục. Với những chiếc xe máy có hệ thống phanh đã thực sự cũ kỹ và không được bảo hành thường xuyên lại càng nguy hiểm. Nếu bạn phanh liên tục sẽ khiến cho má phanh nóng lên làm mất ma sát, phanh lúc này sẽ mất tác dụng.

Với những chiếc xe tay ga không cho phép trả số về thấp như xe số để phanh bằng động cơ, vì thế người điều khiển buộc phải giảm tốc độ bằng việc rà phanh cả trước lẫn sau trong quá trình xuống dốc. Chính hành động này lại khiến cho phanh nóng lên, tới khi đạt đến nhiệt độ nào đó thì phanh mất tác dụng, rất nguy hiểm trong quá trình đổ đèo.

Cách đổ đèo bằng xe số và xe tay ga an toàn

Trang bị cho mình một chút kinh nghiệm khi đổ đèo bằng xe số và xe tay ga rất cần thiết. Bạn sẽ bảo vệ được tính mạng của mình và bạn đồng hành, đồng thời tự tin hơn trong chuyến du lịch phượt của mình.

Cách đổ đèo bằng xe tay ga

Xe tay ga và xe số thường khác nhau về cấu tạo thiết kế, tuy nhiên đổ đèo bằng xe tay ga vẫn có thể phanh bằng động cơ giống xe số. Lợi dụng độ bám của côn, người lái vẫn có thể giữ tốc độ xe an toàn.

Giữ cho xe không tắt máy

Nhất thiết không được tắt máy xe tay ga khi đang đổ đèo, bởi xe sẽ chạy theo quán tính nên quá nguy hiểm. Tắt máy khiến chúng ta không thể phanh động cơ, phanh tay lúc này cũng sẽ mất tác dụng bơm dầu. Khi xe trôi xuống dốc, trọng lượng của xe cùng người ngồi trên xe lại càng lớn, quán tính lớn, dẫn đến tốc độ xe trôi càng nhanh. Trường hợp này phanh xe mất tác dụng trong khi độ bám đường giảm khiến chúng ta không thể giảm tốc theo ý mình.

Rà phanh, mớm ga

Đổ đèo bằng xe số và xe tay ga bạn cần phải biết an toàn quan trọng hơn so với tốc độ, cần phải đổ đèo trong khả năng kiểm soát. Khi bạn đã nổ máy thì hãy để xe ga tự trôi ở mức tốc độ 15 – 20 km/h, tiến hành rà phanh, mớm ga để côn bám, sau đó thả ga và phanh để xe tự phanh động cơ. Xe lúc này vẫn tiếp tục bị ghìm với tốc độ như trước bởi các lá côn đã bám và có thể tạo ma sát. Vì thế dù cho xe không phanh nhưng vẫn đang dùy trì được tốc độ hợp lý nhất. Còn nếu bạn thả ga từ đầu thì xe sẽ xuống dốc như trong khi tắt máy mà không có lực hãm lại. Nếu bạn đang ở tốc độ quá thấp (khoảng 15 km/h trở xuống) thì cơ chế xe tay gay sẽ tự động ngắt côn. Từ đầu không chớm ga thì xe sẽ tự trôi.

Cố gắng duy trì tốc độ

Đường đèo không thể tránh khỏi những khúc cua tay áo, lúc này sẽ luôn cần phanh đến mức thật chậm, chậm như sắp dừng lại. Khi đã thoát cua thì bạn cần phải thiết lập tốc độ một cách an toàn trở lại. Tốc độ xe lúc này sẽ bị đẩy dần lên cao vì tác động của dốc, trọng lượng chở nên thỉnh thoảng bạn cần rà phanh. Thường từ khoảng 30 – 40 km/h tùy vào địa hình để đưa xe tay gay đổ đèo ở mức độ an toàn.

Tránh rà phanh liên tục

Nhiều người chưa có kinh nghiệm đổ đèo bằng xe ga nên thả trôi hoặc ga nhiều khiến cho xe mất an toàn. Điều này vô cùng nguy hiểm vì đẩy tốc độ xe lên cao quá, bạn phải rà phanh liên tục với áp lực lớn để giảm tốc. Việc bạn cần làm là phải rà không rà phanh liên tục khiến cho má phanh và đĩa phanh mòn, làm mất độ bám, có khi cháy phanh.

Cách đổ đèo bằng xe số

Đổ đèo bằng xe số được đánh giá là an toàn hơn khi đổ đèo bằng xe tay ga. Xe số được lựa chọn nhiều hơn trên những cung đường đèo dài đằng đẵng. Xe máy số có ưu điểm là điều chỉnh được tăng giảm số tùy vào từng cung đường và độ dốc. Tuy vậy, để an toàn khi đổ đèo, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Kiểm tra kỹ xe máy số trước khi đổ đèo

Như đã nói ở trên, nguy hiểm và rủi ro trong quá trình đổ đèo là không hiếm gặp. Do đó để đảm bảo an toàn cho cả người lẫn phương tiện, bạn cần phải kiểm tra kỹ chiếc xe của mình. Tránh được những sự cố giữa chừng khiến bạn rất tốn công và mất nhiều thời gian.

  • Kiểm tra phanh xe, xem bố phanh còn không, nếu mòn thì phải thay nếu không sẽ rất nguy hiểm. Phanh xe phải thật đảm bảo mới chắc chắn đoạn đèo bạn cần vượt qua không gặp rủi ro.
  • Kiểm tra lốp xe xem có còn rãnh sâu và có thể bám đường tốt hay không. Tránh được những lúc thời tiết mưa ở những góc của sẽ làm xe bị trượt ngã nguy hiểm.
  • Kiểm tra đèn và còi xe để di chuyển đổ đèo vào ban đêm không mạo hiểm. Kiểm tra xăng đủ để đổ đèo hay không…

Trang bị kỹ thuật đổ đèo

Khi di chuyển trên đèo, đến những đoạn dốc thường sẽ có những biển báo tốc độ để người điều khiển quan sát. Bạn hãy chuẩn bị về số trong khoảng trước khi đến đèo từ 10 – 15m.

Cần giữ tốc độ ổn định khoảng 50km/h, phán đoán độ dốc cao thấp để tiến hành về số hợp lý. Tạo đà cho chiếc xe lên dốc hay đổ đèo được an toàn, không bị ì máy.

Hạn chế việc sử dụng cùng lúc cả phanh trước và phanh sau mà cần tiến hành cả phanh động cơ, kết hợp với về số. Xe số đổ đèo sẽ dễ phanh động cơ, đơn giản là về số thấp là được. Chẳng hạn khi xuống dốc ở số 4 nếu thấy xe đang chạy nhanh quá mức, bạn có thể về số 3 để ghìm lại. Khi xuống số thấp thì xe sẽ cần lực kéo lớn hơn mà không thêm ga, xe lúc này sẽ chạy chậm hơn.

Học cách đổ đèo bằng xe số và xe tay ga sẽ mang lại những chuyến đi an toàn nhất cho bạn. Ngoài những kinh nghiệm được chia sẻ ở trên, người điều khiển cần trang bị được kỹ năng chạy đường núi, kỹ năng đi đúng làn, quan sát, đi theo nhóm…để không bị bỡ ngỡ khi phượt đèo. Chúc bạn có những chuyến đi mạo hiểm an toàn đầy bổ ích!

Tham khảo: Hướng dẫn cách đi xe máy lên dốc, xuống dốc an toàn

error: Cảm ơn bạn đã vào website Kim Thành.