Kim Thành đã có website giao diện mới, Quý Khách vui lòng chuyển sang sử dụng kimthanh.com.vn để có trải nghiệm tốt nhất
Nhóm sản phẩm
menu

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Nguyên nhân và xử lý tình trạng xe máy bị rung lắc khi chạy

Tay lái xe máy bị rung lắc là tình trạng mà người lái xe có thể gặp trong quá trình sử dụng. Khi nhận thấy có dấu hiệu này, người điều khiển xe máy nên tìm hiểu, xác định nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả. Việc khắc phục sớm giúp hạn chế các rủi ro không đáng có trong quá trình điều khiển xe máy. Cùng cửa hàng phụ tùng xe máy Kim Thành tìm hiểu cách giải quyết trình trạng xe máy bị rung lắc tay lái trong bài viết sau đây nhé!

Nhận biết xe máy bị rung lắc qua các dấu hiệu

Một trong những vấn đề mà hầu như ai từng gặp phải trong quá trình điều khiển xe là đầu xe máy bị rung lắc. Điều này rất dễ nhận biết khi bạn chạy trong một cung đường xấu, có nhiều ổ gà. Khi đó bạn sẽ nghe thấy nhiều tiếng kêu lộc cộc, đồng thời tay lái cảm nhận bị rung lắc mạnh. Hơn thế nữa, nếu bạn điều khiển xe ở tốc độ cao cũng dễ thấy phía đầu xe bị rung lắc và có thể thấy chao đảo. Nguy hiểm hơn nữa nếu bạn dùng phanh trước thì sẽ bị giật. Thậm chí khi xe máy chạy bị rung lắc sẽ làm bạn cảm thấy tay lái bị nặng, việc điều khiển xe qua khúc cua cũng gặp nhiều nguy hiểm.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng xe máy bị rung lắc và cách xử lý

Trên thực tế, việc xe máy chạy bị rung lắc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây ra. Mà muốn khắc phục được tình trạng này, trước tiên bạn phải xác định được nguyên nhân thì mới có cách xử lý hiệu quả. Dưới đây, Kim Thành đã tổng hợp một số nguyên nhân xe bị rung tay lái:

Nguyên nhân từ lốp và vành xe

Nguyên nhân rung lắc từ lốp và vành xe

Không thể không kể đến nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xe máy chạy bị rung lắc là do lốp xe máy và vành, đặc biệt là đối với bánh trước. Xuất phát từ lốp xe, có thể là bị non hơi dẫn đến khả năng chịu áp lực kém hoặc lốp không được lắp đều có thể gây ra hiện tượng đảo bánh. Nếu do nguyên nhân này gây ra thì cách xử lý vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện kiểm tra, bơm hơi nếu bánh xe bị non hoặc thay thế lốp mới.

Tuy nhiên, một số trường hợp xe bị rung lắc là do vành xe gây ra. Ví dụ như tình trạng cong vành xe, trục bánh trước và sau không được siết chặt hoặc miếng đệm lót cao su ở đầu càng bị vỡ ra. Đối với những trường hợp kể trên, bạn nên đem ra trung tâm để được kiểm tra là cách giải quyết tối ưu nhất.

Nguyên nhân từ tay lái hoặc khung xe bị lệch

Xe máy chạy bị rung lắc thường xuất hiện sau các vụ va chạm hoặc tai nạn xảy ra. Sau khi bị va quệt, tay lái hoặc khung xe có thể bị lệch làm dẫn đến các sự cố rung lắc. Nếu tay lái hoặc khung xe bị lệch nhẹ bạn hoàn toàn có khả năng tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị lệch quá nhiều hoặc bị cong vênh nặng ở phía đầu xe, bạn nên đem ra trung tâm sửa chữa để tránh hư hại nặng hơn.

Trường hợp tự khắc phục tại nhà, bạn có thể thực hiện như sau: đầu tiên, dựng xe bằng chân chống giữa, căn thẳng đầu xe để xác định hướng lệch rồi dùng sức điều chỉnh lại cho đúng theo vị trí ban đầu.

Do hệ thống giảm xóc

Nếu bạn chỉ phát hiện tình trạng xe máy bị rung lắc khi chạy trên đoạn đường xấu, gập ghềnh, nhiều ổ gà thì nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ thống giảm xóc xe máy.

Nguyên nhân hệ thống giảm xóc gặp trục trặc có thể là do cặp lò xo trước và sau không đều nhau, giảm xóc phía trước bị hư hỏng, giảm xóc trước hoặc sau bị kẹt hay dầu trong xi-lanh của giảm xóc trước và sau không đồng đều.

Hệ thống giảm xóc gặp trục trặc làm xe bị rung lắc khi chạy

Phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn đưa ra hướng xử lý là sửa chữa hoặc thay mới những chi tiết này để xe được ổn định. Chỉ cần đảm bảo được sự cân bằng cho hệ thống giảm xóc là vấn đề đã được giải quyết.

Lỗi phuộc xe bị hỏng

Bộ phận cổ phuộc bao gồm các bát phuộc và các vòng bi hoạt động giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng xe máy bị rung lắc khi chạy. Bộ phận phuộc được xem là nơi chịu nhiều tác động lớn và thực hiện nhiệm vụ dẫn hướng nhanh chóng nhẹ nhàng. Bởi thế, nếu phuộc xe bị hỏng hoặc các chi tiết bên trong phuộc như bát phuộc bị mòn, bi bị sứt mẻ thì người lái xe sẽ cảm thấy bị rung lắc.

Phuộc xe hỏng có thể là nguyên nhân mà nhiều người gặp phải khiến đầu xe trong lúc di chuyển không được ổn định. Sự cố phuộc xe bị hỏng có thể xảy ra sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo dưỡng định kỳ hoặc do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Do các tác động của đất cát bám vào làm khô dầu mỡ bên trong phuộc hoặc do nước mưa thấm vào.
  • Do mòn bi hoặc lệch tay lái sau khi xe bị va chạm.
  • Ốc giữ cổ phuộc bị lỏng sau quá trình sử dụng.
  • Khi bảo dưỡng, bi bị lắp tròng hoặc lắp không đúng tiêu chuẩn, dẫn đến cổ phuộc hoạt động không ổn định.
  • Do cổ phuộc bị nứt do chất lượng gia công và mối hàn kém.
  • Thói quen chở nặng ở phía đầu xe làm phuộc hoạt động không ổn định.
  • Thói quen dùng phanh không đúng cách, chỉ sử dụng phanh trước của một số người làm hao mòn phuộc.
Phuộc xe bị hỏng làm xe bị rung lắc

Nếu rơi vào những trường hợp xe máy chạy bị rung lắc bởi các nguyên nhân do phuộc trên, bạn có thể tham khảo những cách xử lý hiệu quả dưới đây:

  • Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra tình trạng cổ phuộc có vấn đề hay không ngay tại nhà. Ngồi lên xe, nắm chặt tay lái và thử từng bên một. Trường hợp cảm nhận không ổn định, bạn nên thực hiện kiểm tra ốc bắt tay lái với cổ phuộc. Sau đó tiến hành siết ốc hoặc thay miếng cao su giảm chấn.
  • Kiểm tra dựa vào tình hình cổ lái, tiến hành dựng chân chống giữa, để tay lái thăng bằng rồi thả ra. Trường hợp bánh trước không chuyển động về một bên thì rất có thể do khô bi phuộc, bó phuộc.
  • Nếu phát hiện phuộc hỏng nhưng bạn không thể tự giải quyết ở nhà thì bạn nên đem ra cơ sở sửa chữa. Lúc này bạn có thể sẽ phải thay cả bộ bi phuộc và bát phuộc. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh sinh thường xuyên khi mới di chuyển ở địa hình xấu. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp hạn chế bụi bẩn bám vào các bộ phận phụ tùng, đặc biệt là hạn chế tình trạng xe bị chết máy khi trời mưa.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến xe tay ga chạy bị rung lắc

Riêng đối với xe tay ga, tình trạng xe máy chạy bị rung lắc có thể xuất phát từ một số nguyên nhân thường gặp sau:

  • Nồi xe bị bám bụi: Sau thời gian dài hoạt động, nếu không được vệ sinh, mặt bố ba càng và chuông sẽ bị bám nhiều bụi bẩn dẫn đến đầu xe bị rung lắc. Do đó, bạn nên đảm bảo vệ sinh mặt ba bố càng và chuông được sạch sẽ.
  • Lò xo ba càng bị tôi nhiệt dưới sự ảnh hưởng thất thường của thời tiết. Vì vậy trong quá trình vận hành lò xo sẽ không bung hoặc ít bung dẫn đến đầu xe bị rung, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Cách tốt nhất là nên lựa chọn các lò xo chính hãng, chất lượng ổn định để kéo dài thời gian sử dụng. Trường hợp nếu phát hiện hư hỏng, bạn vẫn nên thực hiện thay mới.

Hạn chế xe máy chạy bị rung lắc bằng cách bảo dưỡng đúng cách

Bảo dưỡng xe tay ga là cách hạn chế xe bị rung lắc khi tăng tốc

Mọi vấn đề hư hỏng trên xe máy đều được giảm thiểu nếu bạn thực hiện việc bảo dưỡng đúng cách. Và hiện tượng xe máy chạy bị rung lắc cũng như vậy. Do đó, để giảm tối đa tình trạng hư hỏng nặng ở phía đầu xe và hiện tượng rung lắc gây nguy hiểm trong quá trình điều khiển, bạn nên tiến hành kiểm tra, thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ hợp lý. Và dưới đây là một số lời khuyên mà bạn không nên bỏ qua:

  • Lựa chọn nhớt xe máy phù hợp với động cơ của từng dòng xe khác nhau nhằm đảm bảo xe hoạt động tốt trong mọi điều kiện. Thực hiện thay nhớt xe định kỳ. Chú ý, sau ba lần thay nhớt bạn nên thay dầu láp để xe máy chạy mượt hơn.
  • Sau khoảng 10.000 km, tiến hành kiểm tra kim phun xăng điện tử và vệ sinh để tiết kiệm nhiên liệu.
  • Thực hiện vệ sinh két nước và thay nước làm mát định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng hãng xe (thường là sau 15.000 km) giúp động cơ xe máy luôn hoạt động ổn định.
  • Không nên bỏ qua việc vệ sinh lọc gió.
  • Nếu bạn thường xuyên bảo dưỡng xe tại các cơ sở sửa chữa. Nên lựa chọn những trung tâm uy tín, máy móc chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề tốt. Chỉ có như vậy mới đảm bảo chắc chắn xe máy của bạn luôn hoạt động tốt và hạn chế tình trạng xe chạy bị rung lắc.

Trong nhiều trường hợp tình trạng xe máy bị rung lắc khi tăng tốc gây ra khó chịu không hề nhỏ cho người điều khiển. Đó là chưa kể đến việc này có thể gây nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Chính vì vậy, bạn nên xử lý khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Bài viết trên đã chia sẻ một số nguyên nhân phổ biến làm xe máy chạy bị rung lắc cùng với đó là những cách xử lý hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn đọc giải quyết được vấn đề xe máy bị lắc khi chạy và khi tăng tốc. Với những nguyên nhân và cách xử lý Kim Thành đã tổng hợp ở trên, việc bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe máy thường xuyên đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc an toàn khi di chuyển và kéo dài tuổi thọ của các linh kiện xe máy.

Việc bảo dưỡng các linh kiện xe máy thường xuyên sẽ giúp giải quyết phần nào tình trạng xe bị rung lắc khi tăng tốc, đồng thời cũng hạn chế việc xe tay ga đang chạy bị chết máy. Nếu bạn có nhu cầu về bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe máy chính hãng, liên hệ với cửa hàng Kim Thành ngay! Kim Thành là đại lý chuyên cung cấp những linh kiện xe máy chính hãng, giá tốt với đầy đủ các loại xe và mẫu mã!

error: Cảm ơn bạn đã vào website Kim Thành.