Địa chỉ
72 - 74 Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5, TP.HCM
Sang trọng, êm ái, chạy mượt mà là những ưu điểm tuyệt vời mà xe tay ga mang lại được người dùng đánh giá cao. Lượng xe ga tiêu thụ tại thị trường Việt ngày nay là rất lớn và không ngừng tăng cao, xe rong ruổi cùng người trên mọi ngõ ngách với động cơ bền bỉ. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, xe tay ga không tránh khỏi một số lỗi hỏng hóc làm cản trở quá trình tham gia giao thông, thường gặp nhất vẫn là lỗi xe tay ga bị giật khi lên ga. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xe tay ga bị giật khi tăng tốc và cách để khắc phục được lỗi này ra sao?
Nguyên nhân hàng đầu khiến cho xe ga bị giặt khi lên ga có thể là do côn chưa đồng bộ. Đây là trường hợp thường xảy ra đối với những chiếc xe tay ga vừa mới mua. Cảm giác ban đầu là xe chưa thực sự chạy mượt mà, nhiều xe bị rung. Một số chiếc lại phát ra những tiếng hú rất khó chịu như các dòng Air Blade và Sh. Một số chiếc vừa mới làm côn cũng có một số bộ phận chưa được mượt mà, khu vực giảm giật còn cứng, lò xo côn có thể không tương thích hoặc giữa các chi tiết mới thay chưa đồng bộ dẫn đến xe bị rung giật.
Dây curoa trong xe tay ga là chi tiết truyền động năng quay từ động cơ. Một khi dây curoa đã bị kém hoặc rão dẫn đến mô men truyền không được liên tục, khiến cho xe sẽ bị rung. Tình trạng này thường xảy ra đối với một số xe tay ga đã chạy lâu, hoặc có thể la thay dây curoa chất lượng kém.
Xe tay ga bị giật khi lên ga cũng có thể do côn bám kém. Búa côn bị trượt trên bề mặt của chuông côn nên các mô men truyền tải sẽ không liên tục. Lúc này, các mô men truyền động đã bị ngắt quãng làm cho xe rung giật. Nhiều trường hợp là do côn đã chạy quá lâu mà không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, làm cho búa côn bị kẹt dẫn đến rung giật. Hoặc nguyên nhân khác là do búa côn và chuông đã quá cũ và mòn cũng sinh rung giật. Một vài trường hợp hiếm gặp là búa côn mòn kiệt, vỡ vụn.
Với những chiếc xe tay ga đã sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ có bụi bẩn do ma sát, chúng sẽ bám ở các trục của đế bố. Lượng bụi bám nhiều sẽ làm giảm khả năng bắt dính, trượt lên chuông, khiến xe bị rung và công hao phí lớn, gây tốn nhiên liệu, giật khi tăng tốc xe.
Điện nổ của xe tay ga được sinh ra từ IC hay ECU, khuếch đại ở mô bin. Khi một trong những chi tiết này đã bị yếu kém hoặc sai dẫn đến điện nổ đến Bugi không còn được đều. Lúc này, mô men không được sinh ra, dẫn đến xe bị rung giật là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tình trạng này thường rất ít gặp.
Bugi kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xe tay gay bị giật khi lên ga. Những dòng xe như Sh hay Vespa thường gặp phải trường hợp này nhiều nhất. Dưới tốc độ thấp, mạch mở sẽ đánh lửa chậm, bugi đánh lửa yếu, chập chờn dẫn đến công suất động cơ sẽ không được phát liên tục. Hiểu một cách đơn giản là động cơ lúc nổ lúc không, khiến cho xe rung giật. Nguồn gốc rung giật được phát ra từ động cơ.
Tầm cam sai cũng khiến cho xe tay ga bị giật khi lên ga. Trường hợp này xảy ra đối với những chiếc tay ga mới sửa lại động cơ. Trong quá trình sửa có thể do người thợ đặt tầm cam có bị hơi lệch dẫn đến rung giật. Đôi lúc tầm cam sai còn dẫn đến việc máy không thể nổ được.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra lỗi xe bị giật khi tăng ga. Tuy nhiên trên đây là những nguyên nhân mà người dùng thường xuyên gặp nhất trong quá trình sử dụng xe.
Đối với những chiếc xe tay ga mới mua, bạn cần lo lắng bởi các chi tiết mới chưa thực sự được ăn khớp với nhau. Có thể xe chạy trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tự hết. Đối với những xe bị nặng, có hiện tượng rung giật mạnh thì bạn nên nhờ thợ sửa chữa lại. Họ sẽ giúp bạn xử lý lại bề mặt bám đối với chuông côn và búa côn là được. Một số ít những xe không xử lý được hoặc chuông và búa chất lượng kém thì sẽ phải thay búa côn, chuông côn đi.
Cần kiểm tra lại một cách chính xác lỗi này và có thể thay dây curoa mới. Nếu dây bị giãn hay nứt chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển động bánh xe. Tốt nhất là bạn nên thay loại dây curoa chính hãng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Trong quá trình vệ sinh bộ nồi, bạn cần kiểm tra lại bi, nếu bi đã bị móp mép thì cần thay mới. Việc này sẽ đảm bảo cho xe tay ga của bạn hoạt động trợ tru nhất, không gây hiện tượng giật xe mỗi khi tăng ga.
Khi vệ sinh bộ nồi ở xe tay ga, cần phải chú ý vệ sinh kỹ mặt bố ba càng, chuông nồi và phần trục đế ba càng. Đảm bảo cho bố ba càng hoạt động trơn tru, không còn cảm giác sượng. Bạn cần sử dụng giấy nhám để bo vòng chuông từ 2 – 3 lần để loại bỏ hết lớp bụi, cải thiện tình trạng xe. Nếu đã vệ sinh kỹ mà vẫn tiếp diễn tình trạng này thì lò xo đã giảm khả năng đàn hồi, cần tiến hành thay lò xo mới.
Bugi là bộ phận có nhiệm vụ đánh lửa để giúp xe khởi động. Khi bugi kém bạn cần phải thay mới để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất. Lọc gió cũng phải luôn được vệ sinh và thay mới những khi cần thiết. Cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để tránh xảy ra những hư hỏng nặng.
Tham khảo: Khi nào cần thay lọc gió xe máy?
Trong trường hợp này cần phải kiểm tra lại chính xác nguyên nhân là từ bộ phận mobin hay IC. Những bộ phận nào hỏng thì cần phải thay sớm.
Không nên để kim phun xăng bị bẩn làm ảnh hưởng đến việc phun xăng của xe. Một khi xăng phun không đều sẽ dẫn đến hiện tượng hụp ga, gây tốn nhiên liệu. Cách khắc phục là sau khoảng thời gian sử dụng khoảng từ 10.000 km cần vệ sinh kim phun xăng cho xe một lần. Những trường hợp xe có dấu hiệu đang chạy tự nhiên bị tắt máy, đề khó nổ, xe hao xăng hơn bình thường bạn cần kiểm tra kim phun xăng thật kỹ.
Điều khiển và sử dụng xe máy là nhu cầu thiết yếu của con người trước kia và cả bây giờ. Xe tay ga cùng với xe số luôn là người bạn đồng hành quen thuộc với con người trên mọi nẻo đường. Phục vụ con người với những nhu cầu công việc khác nhau trong cuộc sống. Với rất nhiều nguyên nhân mà Kim Thành chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được cách xử lý xe tay ga bị giật khi tăng tốc đơn giản nhất. Để xế yêu của bạn được hoạt động bền bỉ, an toàn, tốt nhất bạn cần bảo dưỡng xe thường xuyên để phát hiện sự cố xử lý dứt điểm.
Xem thêm: